Sửa chữa, bảo dưỡng bình nóng lạnh
Việc sửa chữa, bảo dưỡng bình nóng lạnh giúp bình nóng lạnh hoạt động tốt, làm nóng nhanh hơn, tránh thủng bình vì cặn bám bẩn vào thành bình, làm sạch nước và điều quan trọng nhất là tránh bị rò điện ra ngoài bình …
Khi nào cần sửa chữa, bảo dưỡng bình nóng lạnh?
- Bình nóng lạnh cắm điện thấy nóng nước chậm
- Hơn 1 năm mà chưa bảo dưỡng lần nào
- Thấy nước ra nhiều cặn
- Bình nóng lạnh bị rò điện
- Chập cháy nguồn khiến bình nóng lạnh không thể hoạt động.
- Linh kiện bên trong hao mòn, hư hỏng khiến bình không làm nóng được nước hoặc làm nước nóng chậm.
- Rò rỉ nước thường xuyên.
- Hở điện gây ra nguy cơ điện giật vô cùng nguy hiểm cho tính mạng người sử dụng.
- Các sự cố đến từ hệ thống điện hay sự vô ý của người sử dụng khác
Nếu trong gia đình bạn không có thợ sửa chữa chuyên nghiệp thì đừng nên táy máy vì điều đó có thể không chỉ không khắc phục được mà còn có thể làm vấn đề thêm nghiêm trọng, thậm chí là nguy hiểm cho bản thân.
Quy trình bảo dưỡng bình nóng lạnh tại nhà
- Tiến hành kiểm tra hoạt động trước khi bắt đầu vệ sinh, kịp thời khắc phục các sự cố phát sinh.
- Tháo linh phụ kiện như: role nhiệt, sợi đốt… xả nước tháo dỡ bình.
- Vệ sinh mặt trong bình bằng các chất tẩy rửa chuyên dụng, làm sạch các mảng bám trên bề mặt sợi đun.
- Thay thế thanh khử cặn caxi nếu khách hàng có yêu cầu.
- Để đảm bảo an toàn trong khi sử dụng, tiến hành kiểm tra lại các bộ phận dễ rò rỉ điện như sợi đốt.
- Lắp đặt lại các linh kiện phụ tùng đã tháo ở bước trên.
Đối với những bình đời cũ chưa có thiết bị chống giật, để đảm bảo an toàn khi sử dụng, các bạn có thể yêu cầu kỹ thuật viên lắp thêm bộ thiết bị chống giật. Bảo đảm sau quá trình súc xả, bình nóng lạnh hoạt động tốt nhất. Tránh được các sự cố nguy hiểm cho người sử dụng.
Chú ý: Luôn chú ý ngắt nguồn điện trước khi vệ sinh bình nóng lạnh. Trước khi bảo dưỡng cần ngắt nguồn điện, tháo phần rơ le điều chỉnh nhiệt độ ra khỏi bình nóng lạnh, làm sạch các rắc cắm ở rơle và rắc cắm chân sợi đốt đảm bảo khi cắm phải chắc chắn ,không mô ve đánh tia lửa điện tránh hiện tượng chập cháy nổ. Mở zoăng mặt bích bình nóng lạnh, xả nước, tháo ruột đun vệ sinh làm tan sạch cặn canxi bám vào ruột đun và xúc sạch vỏ bỉnh bằng nước kỹ cho đến khi thấy nước trong.
Khi sử dụng bất kể dịch vụ sửa chữa máy móc, thiết bị nào, bạn cần có những tiêu chuẩn riêng để đánh giá chất lượng xem dịch vụ đó có tốt hay không để đảm bảo cho thiết bị của bạn được đảm bảo sửa chữa tốt nhất.
Nguồn: http://suachuaquanhday.com/sua-chua-bao-duong-binh-nong-lanh-81.html
Đăng bởi Phương Mai Tags: bảo dưỡng bình nóng lạnh, sửa chữa bảo dưỡng bình nóng lạnh, sửa chữa bình nóng lạnh