Giao hàng giao tiền: Những vấn đề cần hỏi về kinh doanh trực tuyến
Dưới đây là 8 bước đi thành công cho những ai có ý định khởi sự kinh doanh trực tuyến nhằm thu hút mọi người đến với trang web và khích lệ họ mua sản phẩm hay dịch vụ. Chúng ta hãy cùng tham khảo sau đây nhé!
Nền móng xây dựng kinh doanh trực tuyến?
Bước 1: Tìm kiếm một nhu cầu và thỏa mãn nhu cầu đó
Hầu hết các chuyên gia tiếp thị đều mắc sai lầm về việc tìm kiếm một sản phẩm trước khi có một thị trường. Trừ khi mọi người chủ động tìm kiếm các sản phẩm được bán trực tuyến của bạn, bạn sẽ không thể bán được hàng. Cái khó là tìm kiếm một nhóm những người đang có một vấn đề chung cần giải quyết và sau đó giải quyết giúp họ.
May mắn là internet đã khiến việc nghiên cứu thị trường trở nên dễ dàng hơn nhiều. Có một vài cách thức dễ dàng để nghiên cứu thị trường của bạn:
- Vào các diễn đàn trực tuyến để tìm xem mọi người đang đưa ra những câu hỏi nào và những vấn đề nào họ đang cố gắng giải quyết.
- Xác định các từ khoá mà rất nhiều người tìm kiếm song không có nhiều trang web có thể trả lời đầy đủ cho họ.
- Kiểm tra các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng của bạn bằng việc vào trang web của họ và ghi chú lại những gì họ đang thực hiện để thoả mãn nhu cầu nào đó.
Sau khi bạn làm xong công việc này, hãy sử dụng những thông tin bạn có được để tạo ra một sản phẩm cho một thị trường đã hiện hữu, đồng thời nỗ lực làm tốt hơn các đối thủ cạnh tranh của bạn.
Bước 2: Tạo ra một bản chào hàng thích hợp
Trên trang web, nội dung thông tin của nó phải làm thay công việc bán hàng cho bạn. Có một công thức đã được kiểm chứng khi viết các bản chào hàng, giới thiệu bán hàng,… sẽ đưa những ai vào trang web của bạn đi tiếp quy trình bán hàng từ thời điểm họ đến:
- Khuấy động mối quan tâm với một tiêu đề hấp dẫn.
- Miêu tả vấn đề mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có thể giải quyết.
- Cho họ thấy tại sao bạn có thể được tin cậy để giao phó nhiệm vụ giải quyết vấn đề.
- Bổ sung những đánh giá từ những ai đã từng sử dụng sản phẩm của bạn.
- Nói về sản phẩm và những lợi ích nó đem lại cho người dùng.
- Đưa ra một lời mời hay một bảo đảm.
- Đề nghị mua sắm.
Xuyên suốt thông tin chào hàng này, bạn hãy tập trung vào cách thức mà sản phẩm hay dịch vụ của bạn có khả năng giải quyết các vấn đề của mọi người hay khiến cuộc sống của họ tốt đẹp hơn. Hãy suy nghĩ như một khách hàng và hỏi: “Có gì trong đó cho tôi?”.
Bước 3: Thiết kế và xây dựng trang web
Một khi bạn có được thị trường và sản phẩm của bạn, đồng thời bạn đã xác định quy trình bán hàng, đã đến lúc để xây dựng trang web.
Hãy nhớ giữ nó càng đơn giản càng tốt. Trang web của bạn chính là mặt tiền của cửa hàng trực tuyến, vì vậy hãy chắc chắn rằng nó thân thiện với các khách hàng. Bạn chỉ có không quá 10 giây để thu hút sự chú ý của mọi người trước khi họ chuyển sang trang web khác. Có một vài yếu tố quan trọng bạn cần nắm vững:
- Sử dụng những phông chữ đơn giản như Arial trên nền trắng hoặc màu sáng nhạt nào đấy.
- Trang web cần dễ sử dụng và tìm kiếm. Mọi yếu tố phải rõ ràng và đơn giản xuyên suốt trang web.
- Chỉ sử dụng hình ảnh, âm thanh hay video nếu chúng đẩy mạnh được thông điệp của bạn.
- Đưa vào các lời đề nghị chọn lựa để bạn có thể thu thập nhiều địa chỉ email.
Bước 4: Sử dụng các công cụ tìm kiếm để hướng các khách hàng mục tiêu tới trang web
Bạn lôi kéo đông đảo mọi người tới trang web mới của bạn như thế nào? Quảng cáo pay-per-click sẽ có hai lợi thế:
- Quảng cáo hiện lên trên các trang kết quả tìm kiếm ngay tức khắc.
- Chúng cho phép bạn thử nghiệm các từ khoá khác nhau, các tiêu đề khác nhau, các mức giá và phương thức bán hàng khác nhau.
Không chỉ thu hút được đông đảo mọi người trong chốc lát, mà một khi bạn xác định những từ khoá hiệu quả nhất, bạn có thể sử dụng chúng xuyên suốt bản chào hàng và các mã khoá trang web nhằm nâng cao thứ hạng kết quả tìm kiếm của trang web.
Bước 5: Xây dựng danh tiêng chuyên môn cho bản thân để thu hút đông đảo mọi người hơn tới trang web.
Mọi người sử dụng internet để tìm thông tin. Nếu bạn cung cấp các thông tin giá trị cho các trang web khác sử dụng – và bao gồm cả đường link ngược lại trang web của bạn - bạn sẽ lôi kéo được đông đảo mọi người hơn và cải thiện đáng kế thứ hạng kết quả tìm kiếm. Có một vài ý tưởng cho việc xây dựng danh tiếng chuyên gia cho bản thân bạn:
- Đưa ra những bài viết, video hay các thông tin hữu ích khác rất có giá trị với mọi người và phân bổ các nội dung đó thông qua những trang web tin tức hay các thư viện bài viết trực tuyến.
- Đưa vào đường link “gửi tới người thân” tại các bài viết hay trên trang web của bạn.
- Trở thành một chuyên gia tích cực trong các diễn đàn của ngành hay trong các trang mạng xã hội nơi mà có đông đảo các khách hàng mục tiêu của bạn.
Nếu bạn sử dụng các chiến thuật này, bạn sẽ tiếp cận được nhiều người đọc mới. Thậm chí tốt đẹp hơn khi các trang web bạn đăng nội dung thông tin của bạn có đường link dẫn tới trang web của bạn. Các công cụ tìm kiếm trực tuyến rất yêu thích các trang web tương thích liên quan, do đó sẽ đánh giá cao hơn thứ hạng trang web của bạn.
Bước 6: Sử dụng sức mạnh của tiếp thị email để giữ liên lạc với mọi người và biến họ thành khách hàng
Khi bạn xây dựng một danh sách chọn lựa (opt-in list), bạn đang tạo ra một trong những tài sản giá trị nhất mà các hoạt động kinh doanh trực tuyến có thể có - sự cho phép gửi email tới mọi người. Tại sao tiếp thị email lại có giá trị lớn như vậy?
- Bạn đang đưa ra cho các khách hàng tiềm năng điều gì đó họ đề nghị.
- Bạn đang phát triển mối quan hệ lâu dài với mọi người trong thị trường mục tiêu của bạn.
- Phản hồi là có thể đánh giá được 100%.
- Nó rẻ và hiệu quả hơn nhiều so với các quảng cáo in, quảng cáo truyền hình hay radio vì nó có tính mục tiêu cao.
- Nó có thể được thực hiện tự động hoàn toàn.
Bất cứ ai vào trang web của bạn và lựa chọn tham gia vào danh sách của bạn luôn là những khách hàng tiềm năng nhất. Và không có công cụ nào tốt hơn email để bạn tiếp xúc hiệu quả với các khách hàng này.
Bước 7: Tăng thu nhập của bạn thông qua việc khích lệ lòng trung thành
Một trong những nguyên tắc tiếp thị internet quan trọng nhất đó là phát triển các giá trị bền vững tới từng khách hàng. Ít nhất 36% trong số những người đã từng mua sản phẩm hay dịch vụ của bạn sẽ mua lại lần nữa nếu bạn duy trì các tiếp xúc với họ sau đó. Cách thức để các khách hàng quay trở lại đó là:
- Cung cấp các sản phẩm bổ sung cho lần mua sắm ban đầu của họ.
- Gửi đi các cuống phiếu lòng trung thành điện tử mà họ có thể sử dụng trong lần mua tiếp theo.
- Đưa ra các sản phẩm có liên quan trên trang “cảm ơn” của bạn.
Nếu các khách hàng trung thành thấy rõ những lợi ích của mình, họ sẽ trung thành hơn với bạn trong tương lai.
Bước 8: Bắt đầu một chương trình liên minh để gia tăng doanh số và lợi nhuận
Một khi kinh doanh bắt đầu đi vào ổn định, đã đến thời điểm để thực hiện một chương trình liên minh. Các đối tác liên minh này là những người xúc tiến sản phẩm của bạn trên trang web của họ với một mức cắt giảm giá bán. Mỗi lần họ gửi tới bạn một người mua, bạn trả cho họ một khoản hoa hồng.
Chương trình liên minh là phương thức đơn giản và dễ dàng để phát triển kinh doanh trực tuyến. Một khi bạn xây dựng được một chương trình, tất cả những gì bạn phải làm đó là chia sẻ các tài liệu tiếp thị với các đối tác và gửi tới họ các tấm séc khi họ bán được hàng cho bạn. Bằng việc này, bạn không phải đi ra ngoài và bỏ ra cho quảng cáo – các đối tác của bạn sẽ quảng cáo cho bạn.
Internet đang thay đổi nhanh chóng, những những nguyên tắc cơ bản trong xây dựng và phát triển kinh doanh trực tuyến dường như không mấy thay đổi trong hơn 10 năm qua.
Nếu bạn có ý định bước chân vào thế giới kinh doanh trực tuyến, hay quan tâm tới các chuỗi hành động theo các nguyên tắc cụ thể như trên. Còn nếu bạn đã ở trong thế giới đó, hãy dành thời gian nhìn lại và xem xét xem liệu có bước đi nào bạn bỏ qua hay không. Bạn sẽ không thể đi sai đường với những nền móng cơ bản này.
>> Xem thêm: Giao hàng giao tiền
Điều cần tránh khi bắt đầu kinh doanh online?
Theo Entrepreneur, để thành công trong kinh doanh trực tuyến, bạn không chỉ cần danh sách những việc phải làm, xây dựng uy tín mà còn cần rất nhiều yếu tố khác.
Không có một kế hoạch tấn công
Kinh doanh trực tuyến không đòi hỏi bạn phải có một kế hoạch chỉn chu, nhưng cũng phải có. "Mọi người coi các kế hoạch kinh doanh như bài tập về nhà và không muốn làm nhưng việc lập kế hoạch đã giúp tôi có được thành công như hôm nay”, Tim Berry, Chủ tịch Công ty phần mềm Palo Alto và tác giả một cuốn sách về hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh chia sẻ.
Sujan Patel, Phó chủ tịch tiếp thị tại Công ty phần mềm When I Work cho biết: "Bạn không cần một bản kế hoạch kinh doanh dài 20 trang để thành công. Quan trọng là bạn cần phải biết khách hàng của mình là ai, bạn đang bán thứ gì và những gì mọi người sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn”. Ngoài ra, bạn cần phải xác định cần bao nhiêu vốn và khi nào có thể hoàn lại.
Tập trung quá nhiều vào những thứ nhỏ
"Đầu tiên, bạn cần phải đạt kết quả tốt nhất ngay khi bắt đầu", Steve Tobak, người sáng lập của công ty chiến lược kinh doanh Invisor Consulting cho biết. Lời chỉ dẫn này rất đúng, nhưng các chủ doanh nghiệp mới thường gặp rắc rối khi chú ý vào tiểu tiết.
Nhà kinh doanh thường mất thời gian quý báu của mình do tập trung vào những thứ như danh thiếp của bạn sẽ như thế nào, thiết kế logo ra sao. Thay vào đó, hãy tập trung vào nhiệm vụ làm thế nào đẩy nhanh quá trình nâng cấp doanh nghiệp của bạn.
Không lo lắng về tiền bạc
Hãy lạc quan - không chỉ về tiền bạc. "Hãy xác định điều hành công ty bạn cần bao nhiêu tiền, định mức chi tiêu thế nào và chắc chắn đưa ra một kế hoạch thực hiện”, Tobak cảnh báo.
Các chủ doanh nghiệp thường cạnh tranh trong việc huy động vốn khi đã quá muộn. Thay vào đó, nhà sáng lập nên có một kế hoạch tài chính chi tiết những khoản quan trọng, và cần bao nhiêu để đạt được mục tiêu này.
Đánh giá thấp sản phẩm của mình
Kinh doanh một sản phẩm hay dịch vụ bất kỳ, hãy định giá xứng với sản phẩm và lợi nhuận cần có.
Cynthia Salim, người sáng lập và giám đốc điều hành của thương hiệu Citizen's Mark, đưa ra giá khởi điểm cho sản phẩm của mình ở mức 425 USD sau khi xem xét chi phí lao động và nguyên liệu. "Giá đó là mức cần thiết phải đạt được", cô Salim cho biết. Khi doanh nghiệp phát triển, hãy tiếp tục điều chỉnh mức giá.
Bỏ qua dịch vụ khách hàng
Với rất nhiều các giao dịch diễn ra trên Internet, nhiều người kinh doanh dễ quên rằng khách hàng có thể quay lại trang web của bạn nếu trước đó họ từng có một “thương vụ thành công”.
“Hãy chắc chắn bạn có cách để tương tác với những người ghé thăm trang web của bạn, thông qua chat trực tiếp, khảo sát, email hoặc điện thoại”, ông Tobak cho hay.
Ngoài ra, hãy giám sát các trang truyền thông xã hội để có được thiện cảm của khách hàng và kiểm tra các trang web giống như Yelp - một website mà người khách hàng dùng để chia sẻ khen chê về các sản phẩm mua được tại các cửa hàng, dịch vụ… Điều này giúp bạn biết những khách hàng không hài lòng với lần mua trước và cải thiện chúng.
Giảm giá quá nhiều và không nhận được gì
Joel Widmer, người sáng lập Fluxe Digital Marketing khuyên, trước khi bạn có được uy tín như một người bán hàng hoặc một chuyên gia đáng tin cậy, hãy suy nghĩ đến việc thực hiện một giao dịch chuyển đổi: Tặng khách hàng một điều gì đó như ebook miễn phí, công thức, những chỉ dẫn, hội thảo trên web, hướng dẫn hoặc danh sách kiểm tra… Đổi lại, bạn sẽ có những vị khách hàng luôn trung thành với sản phẩm của mình. Điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với những doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ.
Không có một kế hoạch tấn công
Kinh doanh trực tuyến không đòi hỏi bạn phải có một kế hoạch chỉn chu, nhưng cũng phải có. "Mọi người coi các kế hoạch kinh doanh như bài tập về nhà và không muốn làm nhưng việc lập kế hoạch đã giúp tôi có được thành công như hôm nay”, Tim Berry, Chủ tịch Công ty phần mềm Palo Alto và tác giả một cuốn sách về hướng dẫn lập kế hoạch kinh doanh chia sẻ.
Sujan Patel, Phó chủ tịch tiếp thị tại Công ty phần mềm When I Work cho biết: "Bạn không cần một bản kế hoạch kinh doanh dài 20 trang để thành công. Quan trọng là bạn cần phải biết khách hàng của mình là ai, bạn đang bán thứ gì và những gì mọi người sẵn sàng trả tiền cho sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn”. Ngoài ra, bạn cần phải xác định cần bao nhiêu vốn và khi nào có thể hoàn lại.
Tập trung quá nhiều vào những thứ nhỏ
"Đầu tiên, bạn cần phải đạt kết quả tốt nhất ngay khi bắt đầu", Steve Tobak, người sáng lập của công ty chiến lược kinh doanh Invisor Consulting cho biết. Lời chỉ dẫn này rất đúng, nhưng các chủ doanh nghiệp mới thường gặp rắc rối khi chú ý vào tiểu tiết.
Không đầu tư nhiều vào truyền thông xã hội
Khi bạn bắt đầu việc tiếp thị và xây dựng thương hiệu, hãy thử nghiệm áp dụng với một hoặc hai trang mạng xã hôi phổ biến nơi mà bạn biết khách hàng của bạn là ai và có thể xây dựng một tính năng hỗ trợ quảng cáo với ngân sách nhỏ. Đừng phung phí ngân sách quảng cáo ở giai đoạn đầu.
Facebook và Pinterest là 2 trang web rất tốt cho việc bán sản phẩm. LinkedIn cũng là một website kinh doanh cá nhân để xây dựng thương hiệu riêng, Widmer giải thích. LinkedIn cũng là một nơi tốt để đặt lại mục tiêu nội dung.
Tiết kiệm trong việc thuê người sớm
Những người kinh doanh thường quá vội vàng tuyển người vì họ muốn lấp đầy các vị trí để mở rộng quy mô. Tuy nhiên, điều này sẽ tạo nên các rủi ro bao gồm những người không có năng lực cần thiết, hoặc không có ý định gắn bó với công ty.
Vì vậy, khi thuê nhân viên, điều rất quan trọng là chọn những kỹ năng mà bạn không có và có những phẩm chất mà bạn tôn trọng. "Năm nhân viên đầu tiên chính là nhân tố chính giúp công ty tồn tại và phát triển”, Patel nhấn mạnh.
Đánh giá thấp nỗi ám ảnh
Bạn đã đọc rất nhiều về tầm quan trọng của việc cân bằng giữa công việc và cuộc sống - hãy quên nó (ít nhất trong 2-5 năm đầu).
"Đừng lo lắng về thời gian. Ý tưởng lớn không đến khi bạn đang cố gắng quản lý từng giây từng phút. Chúng cũng không xuất hiện khi bạn muốn làm quá nhiều việc. Ý tưởng chỉ đến khi bạn tập trung vào một việc. Hãy gạt mọi thứ khác sang một bên”, Tobak nói.
Nghĩ rằng một công thức có thể áp dụng với tất cả
Sản phẩm hay chiến lược thích hợp với một công ty không có nghĩa là nó có thể áp dụng vào việc kinh doanh của bạn. Hãy đặt ra câu hỏi về những gì bạn đọc và thấy thành công của người khác.